Khám phá Chùa Giác Lâm: Ngôi chùa cổ 300 năm tuổi ở Sài Gòn

Chùa Giác Lâm Tp HCM

Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa cổ ở thành phố Hồ Chí Minh và là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông tại miền Nam Việt Nam.

Do đó, chính những lý do này đã khiến Chùa Giác Lâm trở thành điểm đến của người dân đến thắp nhang, cầu nguyện và tìm kiếm sự yên bình và thanh tịnh.

Bài viết bên dưới sẽ cung cấp một số thông tin về Chùa Giác Lâm ở quận Tân Bình, TP HCM, nhằm giúp du khách có thêm thông tin hữu ích cho chuyến đi sắp tới.

Hình ảnh Chùa Giác Lâm, Sài Gòn
Hình ảnh Chùa Giác Lâm (takeotraveler)

Chùa Giác Lâm nằm ở đâu?

Chùa Giác Lâm, còn được gọi là Cẩm Sơn hay Cẩm Đệm, nằm tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. Trên Google Maps

Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở TP Hồ Chí Minh, có tuổi đời trên 300 năm.

Chùa được xây dựng vào năm 1744 và đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia Việt Nam vào năm 1988.

Hướng dẫn đến Chùa Giác Lâm

Đến Chùa Giác Lâm rất dễ dàng vì nằm ở vị trí thuận tiện. Nếu đi bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể sử dụng Google Maps để tra cứu địa chỉ: số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Hoặc nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể sử dụng xe buýt số 38, xuất phát từ THCS Vân Đồn (243 Hoàng Diệu, phường 8, quận 4, TP Hồ Chí Minh).

Giới thiệu về Chùa Giác Lâm TP HCM

Ý nghĩa tên gọi Chùa Giác Lâm

Theo sử sách ghi lại, vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chùa Nguyễn Phúc Khoát, Chùa Giác Lâm được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền để xây dựng. Ban đầu, chùa được gọi là Chùa Sơn Càn.

Sau đó, vì chùa nằm trên đồi Cẩm Sơn, người ta gọi chùa là Chùa Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên khác là Chùa Cẩm Đệm. Bởi cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm và là thợ đan đệm nên người địa phương gọi ông là ông Cẩm Đệm.

Chùa Giác Lâm 01
Hình ảnh Chùa Giác Lâm (aqartaq)

Vào năm 1774, sau khi Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc (Trụ trì chùa Từ Ân) đã đưa đệ tử của mình là Thiền Sư Tổ Tông – Viên Quang về trụ trì ngôi chùa này, tên chùa đã được đổi thành Giác Lâm.

Cho đến thời điểm hiện tại, Chùa Giác Lâm đã trải qua 3 lần trùng tu lớn. Đó là vào các năm 1789 – 1804, 1906-1909 và đầu năm 1999.

Từ năm 1939-1945, chùa đã được trùng tu. Trong thời gian này, chùa là nơi trú ẩn của rất nhiều nhà hoạt động cách mạng.

Vào năm 1953, chùa nhận cây bồ đề và viên ngọc xá lợi Phật từ Sri Lanka và đưa về chùa Long Vân An Trí.

Ngày 16/11/1988, Chùa Giác Lâm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Kiến trúc bên ngoài Chùa Giác Lâm Sài Gòn

Chùa Giác Lâm có kiến trúc đặc trưng, thể hiện rõ nét kiến trúc hình chữ Tam của các ngôi chùa Nam Bộ. Ba dãy nhà ngang được nối liền với nhau, bố cục trên mặt hình chữ nhật gồm: chính điện, giảng đường và nhà trai.

Cổng Nhị Quan Chùa Giác Lâm

Cổng Nhị Quan trước chùa được xây dựng vào năm 1945. Với những tượng hai con sư tử ở hai góc cổng, mang dáng dấp văn hóa Ấn Độ. Đầu rắn Naga cách điệu mang yếu tố Phật giáo Khmer.

Chân cổng có dạng chân quỳ, hoa văn hình học, chạm nổi… Trên cổng Nhị Quan còn có những hàng chữ Hán ghi truyền thuyết về Ô Quan thái tử đời Đường.

Cửa Nhị Quan có lá chắn bình phong ở giữa và hai cửa hai bên. Không có cổng trông thẳng ra mặt trước mang ý nghĩa theo phong tục kiêng kỵ. Không có cửa chính trông thẳng ra nhà vì tin rằng quỷ thần đi theo đường thẳng.

Kiến trúc Chùa Giác Lâm Sài Gòn
Ảnh: erlelim

Trước đây, chùa không có cổng Tam Quan. Sau đó, vào năm 1995, cổng Tam Quan mới được xây dựng.

Kết cấu của ngôi chùa là hai nếp nhà tứ trụ theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Mái chùa gồm có 4 vạt với sỗng mái thẳng, là kiểu mái chùa thường thấy trong kiến trúc chùa chiền Nam Bộ. Trên đỉnh mái chùa là tượng “lưỡng long tranh châu” vô cùng quen thuộc trong văn hóa chùa chiền Việt.

Bước vào chính điện, bạn sẽ được trải nghiệm một không gian tâm linh rộng lớn, là kiểu nhà cổ với một gian hai chái và tứ trụ. Chính điện có 56 cột lớn màu nâu sẫm. Các cột được khắc chạm câu đối và sơn son thếp vàng rất tinh tế.

Trung tâm chính điện, bàn Tam bảo là nơi đặt tượng Phật và các bồ tát. Những bức tượng bằng gỗ được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế, công phu đã có hàng trăm năm tuổi.

Tham quan gì tại Chùa Giác Lâm?
Ảnh: Thuỷ Thuỷ

Tham quan gì tại Chùa Giác Lâm Tân Bình?

Bảo Tháp Xá Lợi: Bảo Tháp có hình lục giác 7 tầng được xây dựng lại vào năm 1970 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng. Đến năm 1975 thì tạm dừng, mãi đến năm 1993 mới được xây dựng tiếp. Bảo Tháp hoàn thành năm 1994, cao 32,7m, rộng hơn 600m2, quay mặt về hướng Bắc.

Ba khu tháp mộ cổ: Các khu tháp mộ được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX để an táng thiền sư, hòa thượng và tu sĩ mong nguyện được chôn cất tại chùa.

Các hiện vật quý: Hiện nay, Chùa Giác Lâm lưu trữ 119 bức tượng. Nổi tiếng nhất là tượng Thích Ca bằng gỗ, tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng, hai tượng Thập Bát La Hán, tượng Ngũ Hiền,…

Trong số đó, bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất về quá trình phát triển Phật giáo tại Nam Bộ, mang đặc điểm riêng của người Việt. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều tác phẩm chạm khắc gỗ quý như: bảo lam chạm lộng, hoành phi, câu đối thếp vàng, bàn thờ và nhiều pháp khí, đồ thờ cổ.

Các hoạt động hấp dẫn tại Chùa Giác Lâm Tân Bình

Vào các ngày lễ đặc biệt như Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan,… chùa thu hút rất đông tăng ni Phật tử và du khách từ khắp nơi đến viếng thăm.

Ngoài ra, chùa còn tổ chức nhiều hoạt động tín ngưỡng đặc biệt. Người dân thường đến chùa Giác Lâm khi cưới, tổ chức các lễ Phật, xin chữ ở chùa để cầu may…

Chùa Giác Lâm, Sài Gòn 01
Ảnh: Lê Thị Tường Vi

Chùa Giác Lâm đóng cửa vào mấy giờ?

Chùa Giác Lâm mở cửa vào các khung giờ: 5h00 – 12h00 và 14h00 – 20h00.

Trụ trì và phó trụ trì của Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744). Trụ trì của Chùa Giác Lâm hiện nay là Thượng tọa Thích Từ Tánh. Phó trụ trì chùa là Thượng tọa Thích Từ Trí.

Lưu ý khi đến Chùa Giác Lâm Tân Bình

  • Chùa là nơi linh thiêng, vì thế khi đến đây bạn không nên ăn mặc quá nổi bật và gây phản cảm, mang lại cảm giác không trang nghiêm như ban đầu.
  • Khi đến chùa, hãy thành tâm cầu nguyện và tận hưởng vẻ đẹp an lạc và linh thiêng, không nên quá mải mê chụp ảnh.
  • Không tự ý chạm vào hay lấy bất kỳ đồ vật nào trong chùa mà không có sự cho phép của nhà chùa.
  • Không được leo lên cây cỏ, hoa lá hay ngồi trên bàn ghế trong chùa. Hãy vứt rác đúng nơi quy định để tránh gây ô nhiễm môi trường.
  • Nếu bạn muốn quay phim hoặc chụp hình, hãy xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý.

Xem thêm:

  • Khám phá Chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
  • Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục ở Đông Nam Á
  • Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, những ngôi chùa gần đây
  • Top 20 địa điểm du lịch Sài Gòn

__

Du khách có thể tìm hiểu thêm thông tin trên:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Related Posts